Nguyên tắc bố trí thép dầm trong các công trình xây dựng

Trong xây dựng thì có lẽ bất cứ ai cũng biết đến dầm hay móng nhưng cách bố trí và các nguyên tắc bố trí thép dầm không phải ai cũng nắm rõ.Vì thế hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu nguyên tắc bố trí thép dầm trong các công trình xây dựng để mọi người có thể nắm được và áp dụng cho các công trình của mình nhé 

Nguyên tắc bố trí thép dầm tạo khoảng hở của cốt thép

Nguyên tắc này là không để khoảng hở giữa hai mép cốt thép bé hơn đường kính cốt thép và không được bé hơn trị số lớn hơn.Khi cốt thép đặt thành hai hàng thì khoảng cách phải là 50mm ( trừ hai hang cuối cùng). Lưu ý trong mỗi vùng đặt cốt thép dầm thành nhiều hàng thì cốt thép hàng trên không được đặt vào khe hở của cốt thép hàng dưới

kích thước bàn thờ ông địa

Trong điều kiện diện tích không cho phép và phải dùng nhiều cốt thép thì nguyên tắc bố trí thép dầm có thể sắp xếp theo cặp và không để có khoảng hở giữa chúng. Phương pháp này yêu cầu tuân theo phương đổ bê tông và khoảng hở giữa các cặp lớn hơn hoặc bằng 1,5 Ø

Xem thêm:  Tiêu chuẩn định mức xây tô 1m2 tường chi tiết nhất hiện nay

Nguyên tắc bố trí thép dầm giao nhau

Theo cách bố trí thép dầm giao nhau này sẽ giúp chúng ta tiết kiệm khá nhiều chi phí cho chủ đầu tư khi thi công gặp khó khăn và phức tạp. Khi cốt thép chịu momen dương ở giữa nhịp thì uốn bao nhiêu thanh trên gối thì sẽ có bấy nhiêu thanh thẳng.

Trong thi công công trình thì chúng ta cần phối hợp bố trí thép nhiều lần và thực hiện nhiều phương án để có được cách bố trí thép dầm hợp lý và hiệu quả nhất.Khi sử dụng cốt thép có gờ đầu mút thì có thể thẳng hoặc là uốn gập vào. Khi các đầu mút bị lẫn thì dùng móc nhọn để nhận biết.

Cốt thép dọc cần được neo chắc chắn vào gối tựa để đảm bảo an toàn trong thi công. Đầu mút của thanh tròn trong khung cần được uốn móc vòng khi cần có thể để thẳng hay gập 90 hoặc 135 độ tùy theo mục đích sử dụng.

kích thước bàn thờ ông địa

Để neo cốt thép thì cần xác định các tiết diện có momen lớn ở từng đoạn cốt dầm.Cắt bớt một số thanh không cần thiết có thể tiết kiệm chi phí thi công. Nhưng trước khi cắt thì cần tính toán khả năng chịu lực của tiết diện dầm. Bởi vì dầm là phần rất quan trọng trong thi công móng cũng như phần sàn. Nó phải chịu một lượng lực rất lớn tác động lên. Do đó, khi cắt thép để tạo dầm thì cần hết sức lưu ý và phải tính toán thật chi tiết, cẩn thận. 

Xem thêm:  1001 lý do các nhà đầu tư bất động sản đừng bỏ qua Gem Sky World

Cần xác định điểm đầu và điểm cuối trong vùng nén khi uốn thép dùng để chịu lực momen. Bố trí cốt thép trong dầm phải tuân thủ theo bản vẽ thi công cốt thép mà các đơn vị thiết kế đã làm trước đó. Tất nhiên, nếu thực tế không cho phép có thể thay đổi phương án thiết kế dầm để an toàn, hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhưng phải báo với bên thiết kế, với tư vấn giám sát và có thuyết minh về phương án thi công của mình. 

Lựa chọn đường kính cốt thép cho dầm dọc

Đường kính cốt thép chịu lực thường dao động từ 12mm đến 25mm. Nhưng đối với dầm sàn chính thì hệ thống dầm có thể lên đến đường kính 32mm. Chú ý rằng chúng ta không nên chọn đường kính lớn hơn 1/10 lần bề rộng của dầm.

Đặc biệt để dễ tiến hành thi công thì chúng ta không nên chọn quá 3 loại đường kính cốt thép chịu lực, chênh lệch giữa các đường kính tối thiểu là 2mm. Khi bố trí cốt thép tại tiết diện ngang thì cần phải tuân thủ những quy định về khoảng hở và bảo vệ cốt thép.

Lớp bảo vệ cho cốt thép dầm đảm bảo an toàn

Chúng ta cần phân biệt rõ về 2 lớp bảo vệ của cốt thép dầm chịu lực là cấp 1 và cấp 2. Chiều dày của lớp bảo vệ C luôn luôn phải đảm bảo lớn hơn hoặc bằng giá trị của đường kính cốt thép và không được bé hơn giá trị C với các quy định như sau:

Xem thêm:  Chi tiết sơ đồ ống nước nhà vệ sinh - Thuận tiện, dễ lắp đặt

*Cốt thép chịu lực:

  -Với bản và tường có chiều dày dưới 100m: Co=10mm (15mm).

  – Trong trường hợp độ dày trên 100m thì Co=15mm (20mm)

  *  Với dầm và sườn có chiều cao thấp hơn 250mm thì Co=15mm (20mm) và cao hơn 250mm thì Co =20mm (25mm)

* Đối với cốt thép cấu tạo, cốt thép đai: chiều cao thấp hơn 250mm thì Co= 10mm (15mm) còn cao hơn 250mm thì Co= 15mm (20mm)

Lưu ý với những công trình điều kiện thi công phức tạp

Nếu công trình khi thi công có kết cấu đất nằm trong vùng bị ảnh hưởng của môi trường biển thì ta cần tăng chiều dày của lớp bảo vệ theo TCXDVN 327:200. Bởi vì ở môi trường biển, nền là rất yếu vì chủ yếu là đất cát, thêm vào đó các tác động của muối biển đến hệ thống này cũng lớn hơn so với trong đất liền. 

kích thước bàn thờ ông địa

Đối với kết cấu bằng bê tông nhẹ , bê tông tổ ong thì khác, ta cần tăng chiều dày lớp bảo vệ theo điều 8.3 của TCXDVN 5574:2012. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về các tiêu chuẩn này trong thi công để có thể đảm bảo an toàn cũng như chất lượng cho công trình của mình. 

Trên đây là một số những nguyên tắc bố trí thép dầm trong các công trình xây dựng. Mong rằng những nguyên tắc này sẽ giúp mọi người có được những kiến thức quan trọng trong các công trình sắp tới mình thi công.