Gợi ý mẫu hợp đồng góp vốn mua đất mới nhất trong năm 2021

Mua đất là một trong những nhu cầu phổ biến của người dân hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ điều kiện tài chính để có thể tự mình sở hữu một mảnh đất. Vì vậy dẫn đến sự kêu gọi góp vốn nhiều đối tượng khác nhau. Dẫn đến sự ra đời của hợp đồng góp vốn mua đất trên thực tế. Cùng tìm hiểu cách soạn thảo cũng như những lưu ý trong quá trình thực hiện hợp đồng ngay dưới đây.

Hướng dẫn soạn thảo nội dung hợp đồng góp vốn mua đất

Tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên tham gia  mà nội dung hợp đồng có thể thay đổi linh hoạt. Tuy nhiên các nội dung chính nên có trong bản hợp đồng góp vốn mua đất bao gồm:

Thông tin chi tiết và đầy đủ của các bên tham gia

hợp đồng góp vốn mua đất

Đây là đối tượng trực tiếp tham gia ký kết, chịu trách nhiệm, có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng góp vốn mua đất. Vì vậy thông tin các bên cần được thể hiện một cách rõ ràng, chi tiết và đầy đủ. Ví dụ như: họ tên, số căn cước công dân, thời gian cấp, địa chỉ thường trú, số điện thoại,…Việc cung cấp đầy đủ các thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết những tranh chấp hoặc rắc rối phát sinh (nếu có) trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Xem thêm:  Hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư

Đối tượng tham gia hợp đồng góp vốn mua đất có thể không giới hạn, tuy nhiên nên giới hạn số lượng nhỏ hơn 5 hoặc 10. Giúp giảm thiểu rủi ro khi ký kết hợp đồng trên thực tế.

Phương thức góp vốn 

Được đánh giá là một nội dung quan trọng, cần được thỏa thuận rõ ràng ngay từ đầu, tránh những tranh chấp không đáng có. Hiện nay các phương thức thanh toán chính được sử dụng trong lĩnh vực bất động sản bao gồm tiền mặt, chuyển khoản ngân hàng, sử dụng tài sản có giá trị tương đương,…Tùy thuộc vào điều kiện của các bên tham gia mà bạn nên lựa chọn cách thức phù hợp nhất.

Thời hạn hợp đồng

Điều khoản liên quan đến thời hạn hợp đồng phải được trình bày một cách rõ ràng. Giúp các bên tham gia nhận thức đúng về quyền và nghĩa vụ của mình khi thực hiện giao kết hợp đồng góp vốn mua đất

Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia

Khi tham gia ký kết hợp đồng, quyền và nghĩa vụ chính là hai yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến lợi ích và trách nhiệm của các bên. Vì vậy để tránh tình trạng xảy ra tranh chấp, các bên trong hợp đồng cần thống nhất thỏa thuận với nhau và thể hiện rõ ràng trong điều khoản hợp đồng.

Quy định liên quan đến giải quyết tranh chấp

hợp đồng góp vốn mua đất

Nhìn chung các hợp đồng liên quan đến tài chính thường không tránh khỏi các tranh chấp. Do đó để hạn chế điều này, các bên tham gia có thể quy định phương pháp và cách thức giải quyết rõ ràng trong điều khoản hợp đồng. Đảm bảo nguyên tắc thống nhất, bình đẳng và tôn trọng lợi ích của cả hai bên. Không sử dụng các biện pháp tiêu cực hoặc trái pháp luật.

Xem thêm:  Các bước làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2021

Hợp đồng góp vốn mua đất là gì?

hợp đồng góp vốn mua đất

Trước khi tìm hiểu khái niệm hợp đồng góp vốn mua đất cần làm rõ định nghĩa hợp đồng góp vốn là gì? Về bản chất, hợp đồng góp vốn có cơ chế tương tự hợp đồng hợp tác đầu tư. Đều là sự đóng góp về mặt tiền bạc, tài sản, quyền sở hữu đất đai và các tài sản khác,….giữa hai hoặc nhiều đối tượng để thực hiện một mục dự án kinh doanh thu lợi nhuận.

Vậy hợp đồng góp vốn mua đất là gì? Đây là văn bản có nội dung tương tự hợp đồng góp vốn nhưng tài sản đã được cụ thể hóa là đất đai. Theo đó các bên tham gia đồng ý đầu tư một khoản vốn nhất định, phục vụ cho mục đích kinh doanh bất động sản và thu lợi nhuận lâu dài.

Trong quá trình giao kết hợp đồng cần đảm bảo soạn thảo đúng mẫu hợp đồng góp vốn mua đất. Tránh tình trạng các bên tham gia bị lừa đảo, mất trắng hoặc phá sản nếu xảy ra tranh chấp nghiêm trọng.

Vì vậy đọc kỹ hợp đồng trước khi ký kết là lưu ý quan trọng, không thể bỏ qua với các bên có ý định tham gia góp vốn. Đảm bảo an toàn pháp lý và quyền lợi của bản thân khi thực hiện hợp đồng trên thực tế.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần biết về hợp đồng góp vốn mua đất. Trong trường hợp cần sử dụng hợp đồng này, bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng và những nội dung được gợi ý trên đây. Tránh tình trạng tranh chấp và không thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Xem thêm:  Báo cáo tài chính của công ty quan trọng như thế nào?