Chi tiết nghị định về hợp đồng xây dựng

Hợp đồng xây dựng là văn bản được sử dụng để ký kết giữa bên chủ đầu tư và nhà thầu thi công. Vậy để hạn chế  tối đa rủi ro cho các bên  liên quan thì cần lưu ý những gì khi thực hiện loại hợp đồng này? Có những nghị định về hợp đồng xây dựng nào cần phải tuân thủ? Hãy cùng đi tìm câu trả lời chính xác nhất qua bài viết dưới đây nhé. 

Nội dung cụ thể nghị định về hợp đồng xây dựng

nghị định về hợp đồng xây dựng

Nghị định 37/2015/NĐ-CP ban hành vào ngày 22/04/2015 là văn bản chi tiết quy định về hợp đồng xây dựng. Cụ thể:

  • Các loại hợp đồng xây dựng

Hợp đồng xây dựng được phân loại dựa vào 3 tiêu chí sau đây:

  • Theo tính chất nội dung công việc
  • Theo hình thức giá trị hợp đồng
  • Theo mối quan hệ của các bên tham gia vào hợp đồng
  • Thông tin về hợp đồng xây dựng

Thông tin về hợp đồng xây dựng phải được thể hiện rõ trong hợp đồng, bao gồm:

  • Loại hợp đồng, số hợp đồng cụ thể, ngày ký hợp đồng, tên gói thầu, tên dự án, địa điểm xây dựng và căn cứ để ký kết hợp đồng.
  • Tên giao dịch đầy đủ của các bên tham gia ký kết hợp đồng, đại diện của các bên, địa chỉ đăng ký kinh doanh hay văn phòng đại diện, mã số thuế, giấy phép đăng ký kinh doanh, số tài khoản ngân hàng, số điện thoại, fax. 
  • Trong trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhiều nhà thầu thì phải ghi đầy đủ thông tin của các thành viên liên danh theo quy định và nêu rõ thành viên đứng đầu liên danh.
  • Căn cứ để ký kết hợp đồng xây dựng
  • Các yêu cầu về công việc cần thực hiện do các bên thống nhất, kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, và các căn cứ pháp lý áp dụng có liên quan.
  • Đối với loại hợp đồng EPC, EC, EP còn căn cứ vào báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc thiết kế FEED đã được duyệt.
  • Đối với hợp đồng dạng chìa khóa trao tay thì căn cứ ký kết hợp đồng còn dựa vào nhiệm vụ thực hiện dự án, chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng đã được phê duyệt.
  • Luật áp dụng và ngôn ngữ sử dụng để ký kết hợp đồng
  • Hợp đồng xây dựng phải áp dụng hệ thống pháp luật của nước Việt Nam và tuân thủ theo các quy định của Nghị định 37/2015/NĐ-CP.
  • Ngôn ngữ sử dụng để ký kết hợp đồng xây dựng là tiếng Việt.
  • Đối với loại hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài thì sử dụng tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên tự thỏa thuận lựa chọn; nếu như  không thống nhất được thì sử dụng tiếng Anh.
  • Thời gian thực hiện hợp đồng xây dựng
  • Thời gian thực hiện hợp đồng xây dựng được tính kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi các bên đã hoàn thành xong nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký.
  • Bên nhận thầu có trách nhiệm lập tiến độ chi tiết cho việc thực hiện hợp đồng để trình bên giao thầu chấp thuận để làm căn cứ thực hiện.
  •  Tiến độ thực hiện hợp đồng phải thể hiện được các cột mốc hoàn thành, bàn giao các công việc, sản phẩm chủ yếu. Đối với những hợp đồng xây dựng lớn thì tiến độ thi công có thể chia nhỏ thành từng giai đoạn.
  • Giá hợp đồng xây dựng
Xem thêm:  Chia sẻ mẫu giấy đặt cọc tiền mua đất chuẩn nhất hiện nay

Giá hợp đồng xây dựng có các hình thức như:

  • Giá hợp đồng trọn gói là giá trị hợp đồng không thay đổi xuyên suốt quá trình thực hiện hợp đồng giống như khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, 
  •  Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được xác định dựa trên cơ sở đơn giá cố định cho từng loại công việc nhân với khối lượng của công việc tương ứng. Đơn giá cố định này không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.
  • Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được xác định dựa trên cơ sở đơn giá đã điều chỉnh vì trượt giá theo các thỏa thuận được nêu trong hợp đồng nhân với khối lượng công việc đảm nhận tương ứng được điều chỉnh giá. 
  • Giá hợp đồng theo thời gian. Loại giá này được xác định dựa trên cơ sở mức thù lao trả cho các chuyên gia, các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia và thời gian làm việc tương ứng

Những lưu ý cần thiết khi ký kết hợp đồng xây dựng

nghị định về hợp đồng xây dựng

Khi thực hiện ký kết hợp đồng xây dựng, để tránh tối đa mọi rủi ro hai bên cần chú ý một số điểm sau:

  • Xác định rõ nội dung của hợp đồng xây dựng
  • Kiểm tra chính xác lại giá cả của hợp đồng
  • Đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng, phải tính toán kế hoạch trước khi chốt thời gian hợp đồng.
  • Xem xét rõ các điều khoản thanh toán. Thanh toán làm mấy đợt, giá trị thanh toán từng đợt,có những loại bảo lãnh nào đi kèm
  • Không thay đổi quy định trong mẫu hợp đồng xây dựng
  • Đảm bảo hợp đồng có đầy đủ chữ ký, giáp lai của các bên rõ ràng.
Xem thêm:  Các bước làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2021

Trên đây là một số thông tin chia sẻ chi tiết nghị định về hợp đồng xây dựng. Nếu bạn đọc cảm thấy hữu ích hãy chia sẻ bài viết tới mọi người nhé.