Trong xây dựng mọi chi tiết dù là nhỏ nhất thì nó đều quan trọng để có thể tạo nên công trình hoàn chỉnh và an toàn. Phần móng chính là phần đầu tiên và rất quan trọng của công trình. Bố trí thép giằng móng cho công trình để có được nền móng vững chãi và một công trình an toàn tuyệt đối là một bài toán không hề đơn giản. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này thì hãy theo dõi đến cuối bài viết bạn sẽ có được câu trả lời.
Khái niệm giằng móng và tác động tới toàn bộ công trình
Độ bền vững của công trình quyết định rất nhiều bởi nền móng của công trình. Trong đó, bố trí thép giằng móng làm sao cho móng khỏe đóng vai trò vô cùng to lớn trong mối liên kết giữa móng và toàn bộ phần thân nhà.
Giằng móng có lẽ là một khái niệm rất quen thuộc đối với nhiều người. Các bạn chắc chắn đã nghe đến cụm từ nay ở bất kỳ ngôi nhà nào mới được xây dựng. Khái niệm giằng móng hoặc dầm móng là một bộ thuộc phần móng tạo nên sự liên kết giữa các hố móng trong công trình với nhau. Tạo nên bộ khung móng vữa trãi cho công trình.
Bộ phận giằng của móng thường có kết cấu bằng thép và nằm theo phương ngang của ngôi nhà. Nhưng tùy từng ngôi nhà và theo vị trí của cột thì phần giằng có thể nằm ở giữa, trong hoặc ngoài của cột. Phần này còn tùy thuộc vào địa chất và cách phân bổ cột ra sao thì nhà thầu thi công sẽ đưa ra những biện pháp thi công hợp lý nhất.
Vai trò của phần giằng móng đối với công trình
Giằng móng có vai trò quan trọng bởi nó có những nhiệm vụ sau:
-Tăng cường độ liên kết và giảm lực tác động toàn bộ công trình lên phần móng.
-Phân bổ đều lực mà công trình tác động lên nền móng
-Hạn chế tối đa độ biến dạng của phần sàn
-Chống xoay hoặc các trường hợp gây lệch chân cột
-Liên kết với nền móng, hình thành hệ thống thống nhất, kiên cố và đảm bảo cho ngôi nhà một nền tảng vững chắc, lâu dài.
Vị trí bố trí thép giằng móng hiệu quả
Điều đầu tiên các bạn cần biết là thép để giằng móng phải là phần thép tốt, không bị cắt nối. Bởi giằng móng là phần cấu kiến của công trình đảm nhiệm và chịu tất cả các lực tác động vào nó, chứ không đơn thuần là chỉ chịu uốn. Đó là lý do vì sao không được cắt ở vị trí giằng.
Việc tính toán đề bố trí thép cho phần dầm móng thực sự là rất khó và phức tạp đòi hỏi kỹ thuật cao cùng với những kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xây dựng.
Thông thường bên thiết kế sẽ đặt giằng móng theo cấu tạo của công trình tùy thuộc theo cấu trúc công trình đã nghiên cứu và ra bản thiết kế trước đó.
Mỗi công trình vị trí bố trí thép giằng sẽ là khác nhau nhưng đều phải chịu tiêu chuẩn theo TCXD 45-78 là 8cm.
Còn với vị trí để nối thép giằng móng thì cho dù thép chạy dài, thép trên bằng thép dưới thì có thể nối ở đâu cũng được. Nhưng trong thi công thì cần phải lưu ý rằng phải nối chẵn số lượng cây thép và đảm bảo tiết kiệm nhất có thể.
Loại thép nào khi làm giằng móng là tốt nhất
Trên thị trường hiện nay bạn có rất nhiều lựa chọn để có thể tạo nên những giắng móng chất lượng. Các thương hiệu thép đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cho các bạn làm giắng. Tuy nhiên, lựa chọn là ở bạn, hãy chọn thép nào chất lượng để kiến tạo nên công trình của mình an toàn nhé.
Cấu tạo chi tiết các loại giằng móng hiện nay
Tại các công trình xây dựng dân dụng bình thường
hiện này, phần giắng móng phụ thuộc vào độ tương thích đối với công trình và nền móng. Dạng này sẽ chia thành 3 loại giắng khác nhau đó là:
Giằng móng đơn
Đây là loại giằng móng thường gặp có cấu tạo hình trụ được tạo thành từ cốt thép đổ bê tông vào bên trong. Với loại giắng này thì móng và hệ thống giằng liên kết với nhau rất chặt chẽ tạo nên khối bền vững và hạn chế nhiều tác động của nền đất đối với công trình.
Loại giắng móng này còn đặc biệt tốt bởi nó có thể làm vật đỡ cho các móng cốc, hạn chế khả năng xảy ra hiện tượng sụt lún giữa các đài móng với nhau.
Giằng móng băng
Đây là loại giằng được tạo thành từ một lớp bê tông có tác dụng lót móng cùng những thanh thép được bố trí hợp lý. Kích thước của loại này rơi vào khoảng 300x700mm. Độ tương thích với các công trình của loại giắng này cũng là rất cao và khả năng chịu lực cũng là tốt.
Giằng móng bè
Nếu công trình xây dựng trên nền đất yếu và sụt lún thì nhà thầu thường lựa chọn giằng móng bè để gia tăng khả năng chịu lực của công trình. Cấu tạo của giằng móng này là một lớp bê tông và được trải rộng khắp công trình trên bề mặt của móng. Tạo nên khối thống nhất cao độ an toàn cao.
Thế nhưng đương nhiên nó sẽ tốn kém chi phí hơn hai loại giằng móng kể trên. Kích thước của lớp bê tông lót bên dưới có độ dày khoảng 100mm và chiều cao phân độ từ 170-200mm tùy vào công trình.
Trên đây là thông tin về các loại giằng móng, cách bố trí thép giằng móng và những thông tin hữu ích khác về giằng móng trong xây dựng mà những kiến trúc sư trẻ có thể tham khảo.